Làm thủ tục gì cũng vậy phải có quy trình rõ ràng để chúng ta làm không bị lẫn lộn, không bị rối và nhờ đó mà rút gọn được thời gian. Xin visa du lịch Úc cũng vậy phải có quy trình rõ ràng mới giúp bạn biết hồ sơ mình mạnh yếu, khả năng đáp ứng tới đâu để từ đó ra quyết định nên tự làm hay sử dụng dịch vụ.
Quy trình của Á Châu đưa ra đúng quy chuẩn, đầy đủ và kèm theo kinh nghiệm, đây sẽ là cẩm nang toàn diện cho bạn nào có ý định xin visa du lịch Úc năm 2016. Nào bắt đầu nhé!
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Điều kiện cần: passport còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
Điều kiện đủ: Passport từng đi ít nhất 2 nước.
Cùng các loại giấy tờ sau:
– Form 48R – Application to visit Australia for tourism or other recreational activities (Mẫu đơn 48R – Đơn xin thị thực du lịch hay thực hiện các hoạt động giải trí khác tại Úc)
Xem: http://www.immi.gov.au/allforms/booklets/
– Hai tấm ảnh cỡ hộ chiếu (4cm x 6cm) cho mỗi đương đơn. Ảnh chụp không được quá 6 tháng.
– Hộ chiếu đã ký tên. Không chấp nhận Hộ chiếu hết hạn hoặc chưa ký tên.
– Details of Relatives Form – Tờ khai chi tiết về thân nhân.
Xem: http://www.vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/relativesform.pdf
– Bản sao công chứng tất cả các trang Sổ hộ khẩu hiện tại.
– Bản sao công chứng Giấy khai sinh.
– Bản gốc Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với những đương đơn làm việc tại các cơ quan/xí nghiệp của nhà nước thì Sơ yếu lý lịch có thể do cơ quan/xí nghiệp đó chứng nhận. Sơ yếu lý lịch phải được xác nhận không quá 6 tháng.
– Bằng chứng về tình trạng hôn nhân (Ví dụ: Quyết định ly hôn, Giấy đăng ký kết hôn, v.v.).
– Bằng chứng chứng minh quý vị có quyền sử dụng tài chính đủ để trang trải mọi chi phí cho thời gian dự kiến ở tại Úc như bằng chứng về thu nhập của quý vị ở Việt Nam và bằng chứng về các khoản tiết kiệm / tiền gửi ngân hàng (nếu có).
– Sổ tiết kiệm và / hoặc bản kê chi tiết tiền gửi ngân hàng phải là bản sao công chứng và được cấp trong vòng 02 tháng (trước ngày nộp hồ sơ).
– Nếu người mà quý vị đi thăm đồng ý tài trợ cho thời gian quý vị ở Úc, đề nghị cung cấp bằng chứng chứng minh họ có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ cho quý vị.
– Bằng chứng về sở hữu nhà cửa, đất đai hoặc các tài sản có giá trị lớn khác.
– Nếu quý vị đang đi làm – cung cấp đầy đủ chi tiết về công việc làm của quý vị, bao gồm: chức danh, địa chỉ, điện thoại nơi làm việc và một giấy xác nhận của cơ quan về việc quý vị nghỉ phép.
– Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi cùng đi – cần nộp thư ủy quyền của cả hai bố mẹ của trẻ em đó cho phép trẻ em đó đi. Chữ ký của cả hai bố mẹ trên thư phải được chính quyền địa phương xác nhận.
*** Nếu quý vị đi thăm thân nhân, bạn bè hoặc vợ / chồng ở Úc, quý vị cần cung cấp thêm những giấy tờ sau đây:
– Bằng chứng về mối quan hệ với thân nhân hoặc vợ / chồng của quý vị như bản sao công chứng Giấy Khai Sinh của thân nhân của quý vị; hoặc bằng chứng hỗ trợ cho lời khai của quý vị về mối quan hệ vợ / chồng với người ở Úc.
– Bằng chứng về tình trạng sinh sống tại Úc của người mà quý vị dự định đi thăm như bản sao công chứng hộ chiếu Úc hoặc Hộ chiếu nước ngoài.
– Thư mời của người mà quý vị dự định đi thăm xác nhận hình thức hỗ trợ mà người đó sẽ cung cấp cho quý vị.
Ngoài ra nên có:
– Xác nhận booking vé máy bay
Bạn không nên mua vé máy bay khi chưa xin được visa. Tuy nhiên, nếu có booking vé máy bay khứ hồi trong hồ sơ visa thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể gọi điện đến Đại lý máy bay nào nó để làm xác nhận thông tin vé máy bay, bạn chỉ cần in ra và kẹp vào hồ sơ xin visa là được.
– Xác nhận booking khách sạn
Bạn có thể lên các trang đặt phòng khách sạn trực tuyến để đặt trước phòng khách sạn. Tương tự như vé máy bay, bạn chỉ cần in xác nhận đặt phòng rồi cho vào hồ sơ visa là được.Yên tâm là bạn không phải thanh toán trước nên cũng không có gì đáng lo ngại.
– Lịch trình du lịch chi tiết: Bạn nên viết chi tiết theo từng ngày, ghi rõ là mình sẽ đi đâu, làm gì sao cho logic nhất.
Bảo hiểm du lịch
– Bảo hiểm du lịch rất dễ mua. Bạn có thể mua thẳng từ Đại lý bảo hiểm và thanh toán ngay. Nếu bạn không đạt visa, công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí cho bạn nên đừng lo nhé.
*** Lưu ý:
– Mỗi gạch đầu dòng phần chứng minh tài chính – thu nhập là bắt buộc chứ không có tùy chọn cái này hoặc cái kia.
– Các giấy tờ trên chưa phải là tất cả vì tùy theo từng thời điểm mà phía Úc sẽ bắt buộc bạn phải bổ sung các loại giấy tờ mà họ tin rằng sẽ hỗ trợ cho việc xét hồ sơ xin thị thực. Để biết chi tiết phần này thì tý nữa tôi sẽ cung cấp địa chỉ email + phone để các bạn có thể liên hệ trực tiếp.
– Một số giấy tờ bằng tiếng Việt sẽ phải được dịch ra tiếng Anh. Vui lòng tham khảo Hướng dẫn nộp hồ sơ cho loại thị thực mà các bạn định nộp đơn. Tất cả các giấy tờ không viết bằng tiếng Anh khác phải có bản dịch tiếng Anh đính kèm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tại Hà Nội
Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), Tòa nhà DMC, tầng 7, 535 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
Giờ làm việc:
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ đến 16 giờ 30
Điện thoại: (84-4) 3736 6258
Fax: (84-4) 3736 6259
Thư điện tử (E-mail): [email protected]
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM): Tòa nhà PDD, tầng 8, 162 đường Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc:
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, Từ 8 giờ đến 12 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ
Điện thoại: (84-8) 3827 7384
Fax: (84-8) 3827 7385
Thư điện tử (E-mail): [email protected]
Ngoài ra, các bạn có thể xin một cuộc hẹn để đến nộp đơn tại Bộ phận Thị thực và Quốc tịch (DIAC), Đại sứ quán Úc tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Úc tại thành phố Hồ Chí Minh. Xin lưu ý là quí vị sẽ không được vào Đại sứ quán Úc hoặc Tổng Lãnh sự nếu không có hẹn trước.
ĐẠI SỨ QUÁN ÚC TẠI HÀ NỘI
Gọi điện thoại đến số tổng đài của Đại sứ quán: (84-4) 3831 7755, số máy lẻ 156
Gọi điện thoại đến số tổng đài của DIAC: (84-4) 3774 0222 trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 1 giờ đến 5 giờ chiều các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu; hoặc
Gửi thư điện tử (e-mail) về địa chỉ [email protected]
TỔNG LÃNH SỰ QUÁN ÚC TẠI TP. HCM
Gọi điện thoại đến số: (84-8) 3521 8260, từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu; hoặc
Gửi thư điện tử (e-mail) về địa chỉ: [email protected]
Đơn xin visa của các các bạn cư trú ở Đà Nẵng hoặc các vùng từ Đà Nẵng trở vào phía Nam sẽ được DIAC tại thành phố Hồ Chí Minh xem xét. các bạn cư trú tại các vùng từ Huế trở ra phía Bắc sẽ được DIAC tại Hà Nội xét đơn xin visa.
*** Thời gian xét duyệt là 2 – 4 tuần sau khi bạn nộp hồ sơ và đóng phí.
Bước 3: Đóng lệ phí
Có 2 loại lệ phí mà các bạn phải đóng đó cho phía Úc là:
– Lệ phí dịch vụ IOM: 350,000 VNĐ
– Lệ phí xét duyệt đơn thị thực (VACs): 1,950,000VNĐ
Lưu ý: biểu giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Và các khoản phí này không liên quan tới Á Châu.
Bước 4: Chờ kết quả trả về
– Theo quy định chung của Lãnh sự quán đối với việc xét visa ngắn hạn với các mục đích (Công tác, du lịch, thăm thân) thì thời gian xét sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 tuần làm việc.
– Trong thời gian xét visa Lãnh sự quán có thể liên hệ với quý vị bất kỳ lúc nào để phỏng vấn. Và kết quả phỏng vấn này ảnh hưởng phần lớn đến kết quả xin visa của quý vị.
– Có thể lãnh sự quán sẽ yêu cầu quý vị bổ sung thêm tài liệu để làm tham chiếu hoặc có thể yêu cầu quý vị đi khám sức khỏe trong một số trường hợp.
Bước 5: Nhận kết quả xin visa
Khi đã có quyết định về bộ hồ sơ xin visa du lịch Úc của các bạn, kết quả sẽ được gửi trực tiếp tới hòm thư điện tử mà các bạn đăng kí. Nếu các bạn có thị thực Úc, các bạn nên in thông báo thị thực. Nước Úc hiện đang áp dụng chương trình thị thực điện tử, điều đó có nghĩa là các bạn không cần dán thị thực vào hộ chiếu. Thông tin về hộ chiếu và dữ liệu sinh trắc học của các bạn sẽ được lưu trữ trong hệ thống điện tử. Nếu cần phải thay đổi thông tin, các bạn nên thông báo với bộ phận xét duyệt hồ sơ trước khi các bạn sang Úc.
Không phức tạp chút nào phải không các bạn. Tuy nhiên vẫn khá nhiều người bị cấn trong 1 số công đoạn. Đừng vội nản hãy thử liên hệ Á Châu để được hỗ trợ theo hotline: 0987.22.77.44