Khó khăn khi xin visa Nhật Bản đi công tác Nhật bản là gì?

Bên cạnh xin visa Nhật Bản để du lịch, thăm người thân thì hiện nay, nhu cầu xin visa đi Nhật Bản công tác cũng vì thế tăng cao. Vậy muốn xin visa với mục đích này cần chuẩn bị những giấy tờ nào để có thể đến Nhật Bản công tác một cách thuận lợi? Đây cũng là khó khăn của không ít đương đơn. Vì không phải ai có nhu cầu đi công tác Nhật Bản đều được cấp visa diện này.

Visa công tác Nhật Bản là gì?

Đây là loại visa do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp nhằm cho phép công dân nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam nhập cảnh sang Nhật để định cư có thời hạn nhằm mục đích tham dự hội thảo, các khóa đào tạo, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, visa công tác Nhật là loại visa có giá trị trong thời hạn 3 tháng, và cho phép người làm lưu trú không quá 15 ngày, kể từ ngày xuất cảnh.

Hiện nay, có một cách thức duy nhất để được nhập cảnh hợp pháp sang Nhật Bản phục vụ mục đích công tác đó là xin visa đi Nhật Bản công tác. Theo đó, đương sự sẽ chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ xin cấp visa theo yêu cầu và nộp cho cơ quan Đại sứ quán tại Hà Nội hoặc Lãnh sứ quán tại Hồ Chí Minh để được xét duyệt hồ sơ trong vòng từ 7 – 10 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ.

Xin visa công tác Nhật Bản và những khó khăn thường gặp

Xin visa Nhật Bản diện công tác cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ chứng minh nhân thân

– Hộ chiếu còn hạn 6 tháng tính đến ngày khởi hành;

– 2 ảnh 4,5 x 4,5 cm, ảnh chụp thẳng và trên nền trắng

– Photo Mặt hộ chiếu và các trang có đóng dấu

– Tờ khai xin visa thương mại Nhật Bản

– Sao y công chứng CMND

– Sao y công chứng sổ hộ khẩu và đăng ký kết hôn

– Booking khách sạn, vé máy bay, bảo hiểm chuyến đi, lịch trình công tác

Hồ sơ tài chính và công việc

– Sổ tiết kiệm trị giá từ 5.000 USD trở lên và giấy xác nhận số dư tài khoản của sổ này

– Bảng lương của công ty

– Sao y công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm

– Giấy tờ nhà đất (nếu có)

– Quyết định cử đi công tác và có thư mời bản gốc từ phía công ty Nhật Bản

– Hồ sơ từ công ty Việt Nam (Nếu công ty đó chi trả cho chuyến đi)

– Giấy phép đăng kí kinh doanh bản sao y

– Tờ khai nộp thuế 3 tháng gần nhất

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty

– Hồ sơ công ty bảo lãnh (Nếu có)

– Giấy phép đăng ký kinh doanh và xác nhận sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất

– Thư mời bản gốc có nội dung bảo lãnh

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty, bản mới nhất.

Yếu tố giúp xin visa công tác Nhật Bản thành công

Kết quả xét duyệt hồ sơ xin visa đi Nhật Bản công tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Tính pháp lý cũng như độ tin cậy của hồ sơ.

– Thư mời, Giấy bảo lãnh của Công ty có uy tín hay không.

– Thời gian, lịch trình công tác, vé máy bay có đủ thuyết phục hay không.

– Trả lời phỏng vấn có đáng tin cậy và đủ sức thuyết phục cơ quan có thẩm quyền.

Các điều cần chú ý khi xin visa Nhật Bản

– Trường hợp thiếu hồ sơ sẽ không được nhận hồ sơ xin visa

– Thời gian xin visa từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu

– Hồ sơ khi được nhận sẽ được cấp biên nhận hồ sơ

– Việc xét hồ sơ thông thường mất 5 ngày làm việc. Sau khi xét xong Tổng lãnh sự quán Nhật Bản sẽ liên lạc với từng trường hợp bằng điện thọai.

– Tùy theo mục đích nhập cảnh và từng trường hợp có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ

– Trường hợp cần thiết Bộ Ngọai Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn 5 ngày làm việc. Đề nghị xin visa sớm để kịp thời gian

– Ngòai trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm

– Chú ý trong trường hợp đào tạo thực tập

– Trường hợp đào tạo thực tập thì căn cứ vào nội dung thực tập mà không được áp dụng cho lọai visa ngắn hạn. Trường hợp này đề nghị liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản hoặc chi nhánh và giải thích rõ nội dung đào tạo để biết có cần xin visa đào biệt hay không (xin giấy tư cách lưu trú)

Đào tạo thực tập là hình thức đào tạo

Công ty tiếp nhận sẽ nhận thực tập sinh vào dây chuyền sản xuất như nhân viên của công ty, trên thực tế vừa sản xuất vừa học nghề; còn ở cửa hàng thì vừa bán hàng vừa học bí quyết buôn bán, làm việc dưới hình thức cung cấp dịch vụ để học kỹ thuật kỹ năng, kiến thức.

Mặt khác:

– Trường hợp sản phẩm thực tập sinh sản xuất ra (hoặc dịch vụ cung cấp) được đưa ra thị trường mà công ty tiếp nhận có doanh thu.

– Trường hợp công ty tiếp nhận sẽ trả chi phí lưu trú và trợ cấp đào tạo cho thực tập sinh.

Trong các trường hợp này bất chấp thời gian lưu trú là ngắn hạn thì cũng không được áp dụng vào lọai visa lưu trú ngắn hạn (nếu nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả tòan bộ chi phí công tác thì không có vấn đề gì)

Do đó khi xin visa trong trường hợp này đề nghị công ty tiếp nhận liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản hoặc chi nhánh và giải thích rõ nội dung đào tạo để biết có cần xin visa đào tạo hay không (xin giấy tư cách lưu trú).

Tin liên quan: