Những ai thường xuyên đi nước ngoài hẳn còn không xa lạ về visa ngắn hạn và visa dài hạn. Để phân biệt 2 loại visa này, bạn có thể dựa vào thời gian lưu trú. Vậy sự khác biệt giữa visa ngắn hạn và dài hạn ra sao?
Vì sao cần phân loại visa ngắn hạn và visa dài hạn?
Thông thường, visa sẽ được phân loại thành visa ngắn hạn và visa dài hạn. Việc phân loại giúp Cơ quan lãnh sự dễ dàng quản lý thông tin người xin visa. Qua đó giúp nắm bắt thông tin những đối tượng vi phạm pháp luật để xử lý.
Mặt khác, việc phân loại visa ngắn hạn, visa dài hạn còn nhằm vào việc ổn định hình chính trị, ngoại giao và kinh tế các quốc gia. Từ đó đảm bảo không có bất cứ vấn đề gì về pháp lý dẫn đến những xung đột đáng tiếc giữa các nước.
Phân loại visa xuất cảnh, ngắn hạn, dài hạn sẽ dựa vào thời gian lưu trú của đương đơn sau khi nhập cảnh vào một quốc gia nào đó. Đây là yếu tố quan trọng để người sở hữu visa không thể thay đổi các thông tin trên giấy tờ. Dựa vào lịch trình chuyến đi của đương đơn và tình trạng hồ sơ để Cơ quan thẩm quyền cấp loại visa tương ứng. Trừ các trường hợp đặc biệt thì thời gian lưu trú có thể sẽ được thay đổi.
Visa ngắn hạn và dài hạn khác nhau thế nào?
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa visa ngắn hạn và visa dài hạn là thời hạn thị thực và thời gian lưu trú cũng như số lần nhập cảnh.
Visa ngắn hạn là gì?
Visa ngắn hạn là visa có thời hạn ngắn, dao động từ 1 tháng đến 3 tháng với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày, tùy quy định từng quốc gia. Đối với những quốc gia trong khối Schengen (26 nước), visa ngắn hạn có thời gian lưu trú không cố định mà khác nhau tùy theo lịch trình chuyến đi của đương đơn. Riêng visa đến khu vực Châu Đại Dương như visa Úc thì thời gian lưu trú tối đa lên đến 90 ngày.
Đến đây hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi visa ngắn hạn là gì? Thông thường visa ngắn hạn sẽ ghi rõ thời hạn, số lần nhập cảnh (single hoặc multiple) và thời gian được phép lưu trú. Bạn dựa vào những thông tin in trên visa để sử dụng sao cho hợp lý nhất.
Visa ngắn hạn thường cấp cho các mục đích: Du lịch, công tác, thăm thân, tham gia khóa học, hội nghị/ hội thảo, tham gia các chương trình giao lưu văn hoá, tôn giáo ngắn hạn. Tại Việt Nam, visa ngắn hạn gồm những loại: 1 tháng 1 lần; 3 tháng 1 lần; 3 tháng nhiều lần.
Visa dài hạn là gì?
Trái ngược visa ngắn hạn, visa dài hạn có thời hạn từ 1 đến 10 năm, tùy chính sách thị thực từng quốc gia. Điển hình như visa Canada có thời hạn lên đến 10 năm, cho phép người sở hữu nhập cảnh nhiều lần. Nếu bạn xuất cảnh với mục đích du học, làm việc, đầu tư,… thì visa dài hạn là điều cần thiết.
Đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam dài hạn với mục đích đầu tư, làm việc thì thẻ thường trú (thời hạn 2 – 5 năm) sẽ có lợi hơn so với visa. Thẻ tạm trú có giá trị thay thế visa nhưng có thời gian lưu trú dài. Điều này giúp đương đơn tránh được việc phải mất thời gian gia hạn thị thực nhiều lần.
Tuy nhiên, xin visa dài hạn khó hơn so với thủ tục xin visa ngắn hạn. Vì visa dài hạn đòi hỏi hồ sơ phức tạp, quy trình xét duyệt kỹ lưỡng. Đồng thời người xin visa cũng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện mà Cơ quan lãnh sự đặt ra.
Cách xin visa ngắn hạn mọi du khách nên biết
Hầu hết những du khách lần đầu xuất ngoại chỉ có thể xin được visa ngắn hạn. Dạng thị thực này có thủ tục đơn giản hơn so với visa dài hạn. Tuy nhiên, bạn không được vì thế mà chủ quan. Theo đó, đương đơn cần đáp ứng các điều kiện về hồ sơ theo yêu cầu. Chỉ với một sơ suất nhỏ cũng sẽ khiến cho visa không được xét duyệt.
Theo cách xin visa ngắn hạn mà dịch vụ visa thường dụng thì một bộ hồ sơ xin thị thực ngắn hạn thường bao gồm 4 hạng mục sau: Chứng minh nhân thân, chứng minh công việc, chứng minh tài chính và lịch trình chuyến đi. Khi hồ sơ hoàn thiện đầy đủ, hợp lệ thì khả năng chấp thuận visa sẽ cao hơn.
Á Châu vừa giúp bạn phân biệt visa ngắn hạn và visa dài hạn. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 028.77777.888 của Á Châu để được các chuyên viên visa của chúng tôi tư vấn chi tiết và kĩ lưỡng nhất.